1Đông trùng hạ thảo là gì?
Về bản chất, đông trùng hạ thảo là một loại nấm sống ký sinh, phát triển trên ấu trùng của sâu bướm (sâu non).
Vào mùa đông, khi các ấu trùng sâu bướm vùi mình vào lớp đất để ngủ đông (đông trùng) tạo cơ hội cho loài nấm Cordyceps sinensis xâm nhập và ký sinh. Đến mùa hè (mùa hạ) loài nấm này sẽ phát triển mạnh mẽ, hút hết các chất dinh dưỡng bên trong ấu trùng và vươn dài cơ thể giống với hình dáng các loài thực vật (hạ thảo). Đây là lý do vì sao, dược liệu này có tên gọi là đông trùng hạ thảo.
2Tác dụng của đông trùng hạ thảo
Chống ung thư
Các nghiên cứu In Vivo cho thấy, đông trùng hạ thảo có tác dụng gây độc trực tiếp lên tế bào ung thư mà không ảnh hưởng đến tế bào thường, bao gồm tế bào ung thư biểu mô phổi, tế bào lympho, tuyến tiền liệt, vú, tế bào gan, đại trực tràng. [1]
Đông trùng hạ thảo còn có thể làm giảm các tác dụng phụ do xạ trị gây ra, phổ biến nhất là tình trạng giảm bạch cầu.
Một nghiên cứu đã kiểm tra tác động của đông trùng hạ thảo trên chuột bị giảm bạch cầu sau khi xạ trị và điều trị bằng Taxol (một loại thuốc hóa trị liệu phổ biến) cho thấy đông trùng hạ thảo đã đảo ngược tình trạng giảm bạch cầu, giúp giảm các biến chứng liên quan đến phương pháp trị liệu ung thư. [2]
Tăng cường hệ miễn dịch
Điều này có được nhờ việc kích thích thực bào và tăng sản xuất bạch cầu đơn nhân, là những yếu tố tham gia vào quá trình miễn dịch.
Ở nghiên cứu trên chuột bị lupus ban đỏ, các nhà khoa học đã thấy rằng, dịch chiết từ đông trùng hạ thảo làm giảm tình trạng nghiêm trọng của bệnh và tăng tỉ lệ sống. Tuy nhiên, việc sử dụng đông trùng hạ thảo đối với bệnh nhân mắc các bệnh về miễn dịch vẫn cần nghiên cứu thêm. [3]
Trong khi đó, nghiên cứu trên chuột đã ghép tim, họ cũng nhận thấy những dấu hiệu khả quan trong việc chống thải ghép (thải ghép là hiện tượng cơ thể thải trừ, tấn công hay phá hủy cơ quan được cấy ghép). [4]
Chống lão hóa
Dù đông trùng hạ thảo ở dạng tự nhiên hay được nuôi cấy, đều có tác dụng chống oxy hóa đáng kể.[5]
Nhờ khả năng chống lại các gốc tự do mà đông trùng hạ thảo có thể ngăn chặn và giảm các phản ứng oxy hóa xảy ra trong cơ thể, hạn chế sự oxy hóa tế bào, giúp chống lão hóa cho cơ thể.
Hỗ trợ hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
Theo nghiên cứu các nghiên cứu trên chuột bình thường và chuột mắc bệnh đái tháo đường, các nhà khoa học đã nhận thấy chiết xuất từ đông trùng hạ thảo có khả năng hạ đường huyết ở chuột bằng cách tăng độ nhạy cảm insulin và tăng khả năng dung nạp glucose từ đó giúp giảm mức đường huyết lúc đói.[.nguon title=”A fermentation product of Cordyceps sinensis increases whole-body insulin sensitivity in rats” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12165189/”][/nguon] [6]
Cải thiện sức khỏe sinh lý
Từ xa xưa, con người đã sử dụng đông trùng hạ thảo để tăng cường chức năng tình dục của con người. Họ xem đây là một loại thảo dược giúp tăng cường ham muốn, đồng thời phục hồi sức khỏe sinh dục ở cả nam và nữ.
Tác dụng này có được nhờ vào việc điều hòa lượng máu, tăng cường giải phóng testosterone vào huyết tương. Qua đó cải thiện chức năng tình dục ở nam giới. [7]
Giảm mệt mỏi và tăng cường khả năng phục hồi.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đông trùng hạ thảo được sử dụng để phục hồi sức khỏe sau khi bệnh nhờ tác dụng tăng cường sức bền và sức mạnh.
Tác dụng này có được nhờ vào việc tăng cường sản xuất ATP (năng lượng của tế bào), giúp giảm mệt mỏi về thể chất.
Tác dụng bảo vệ thận
Đông trùng hạ thảo có tác dụng bảo vệ thận nhờ khả năng chống viêm và chống nhiễm trùng đã được nghiên cứu trên chuột. [8]
Mặc khác, đông trùng hạ thảo còn bảo vệ thận nhờ ức chế tăng sinh tế bào trung bì – hiện tượng xảy ra trước xơ cứng cầu thận.
Bên cạnh đó, nó còn bảo vệ thận khỏi nhiễm độc thận mãn tính do cyclosporin A (thuốc chống thấp khớp) gây ra.
Tác dụng miễn dịch tế bào, cũng góp phần vào việc giảm suy thận mãn tính trong một nghiên cứu trên chuột. [9]
Hỗ trợ điều trị viêm gan mãn tính và các bệnh liên quan
Đông trùng hạ thảo giảm viêm gan mãn tính bằng các cách sau:
- Tăng cường chức năng miễn dịch ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính và xơ gan giai đoạn sau.
- Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy, nó ức chế quá trình xơ gan, giảm yếu tố tổn thương tế bào gan như lipid peroxide, TNF-α. [10]
3Cách dùng và liều dùng đông trùng hạ thảo
Trà đông trùng hạ thảo
Ưu điểm của trà đông trùng hạ thảo:
- Dễ chế biến, có thể bảo quản trong hộp thủy tinh để dùng sau.
- Dạng nước giúp chất dinh dưỡng hấp thu tốt hơn.
Cách pha:
1. Lấy sáu đến tám đông trùng hạ thảo bỏ vào 200 – 250ml nước.
2. Đun sôi thân đông trùng hạ thảo trong nước trong 1 phút.
3. Sau một phút đun sôi, đập nắp và để lửa nhỏ trong 14 – 15 phút nữa rồi tắt bếp.
Bạn có thể cho trà vào bình giữ nhiệt để sử dụng dần trong ngày. Giữ lại phần xác để ăn trực tiếp hoặc cho vào các món nước như canh, súp,…
Trà đông trùng hạ thảo nên uống sau bữa ăn. Một ngày dùng hai lần để phát huy tối đa tác dụng đông trùng hạ thảo mang lại.
Viên nang đông trùng hạ thảo
Ưu điểm của viên nang đông trùng hạ thảo:
- Viên nang đã được phân liều chính xác, giúp bạn kiểm soát hàm lượng đông trùng hạ thảo nạp vào cơ thể.
- Dễ dàng bảo quản.
- Sử dụng dễ dàng và thuận tiện.
Liều dùng phụ thuộc vào tình trạng cơ thể bạn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
viên nang đông trùng hạ thảo